Bị bong gân nên làm gì đầu tiên

Bong gân vốn là tai nạn thường gặp trong đời sống hàng ngày. Việc xử lý đúng cách khi bị bong gân sẽ giúp hạn chế đau đớn cũng như giúp bệnh nhân có thể hồi phục theo cách tốt nhất. Vậy bạn đã biết cần phải làm gì khi bị bong gân chân hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết trong chia sẻ dưới đây bạn nhé.
 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bong gân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bong gân có thể xảy ra. Từ việc bạn chơi thể thao hay bị tai nạn… Tất cả đều dẫn đến cảm giác đau, sưng, tím vùng chấn thương. Các khớp tại khu vực đó cũng không thể vận động hoặc giảm khả năng vận động. 

1. Bong gân chân có nhiều mức độ khác nhau

Để giúp việc điều trị bong gân hiệu quả tối ưu, các chuyên gia phân chia tình trạng này thành 3 loại cơ bản gồm nhẹ, trung bình và nặng.

  • Ở mức độ nhẹ, dây chằng thường bị giãn hoặc rách một phần nhỏ. Do đó, việc hồi phục sẽ nhanh và dễ dàng hơn. Sau khoảng 1 tuần, người bệnh đã có thể khỏe mạnh bình thường.
  • Ở mức độ trung bình, dây chằng bị rách nhiều hơn, bệnh nhân thường mất vài tháng để phục hồi như trước.
  • Ở mức độ nặng, dây chằng thường bị đứt hoàn toàn khiến khớp bị lỏng lẻo. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa để điều trị tốt nhất.
nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra

Nhìn chung, bạn có có thể chẩn đoán tình trạng bong gân mình đang gặp phải. Tốt nhất khi rơi vào tình huống này, các bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra.

2. Vậy bị bong gân chân nên làm gì?

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xương khớp, việc sơ cứu nhanh và đúng cách khi bị bong gân là điều cần được quan tâm chú ý hàng đầu. Điều này vừa giúp giảm thiểu tối đa đau đớn mà bệnh nhân có thể gặp phải. Đồng thời, xử trí sớm còn giúp ngăn ngừa những tổn thương khác để tạo thuận lợi cho những bước điều trị tiếp theo.

Để thực hiện theo mục tiêu này, người bị bong gân nên tuân thủ theo các bước sau đây:

  • Đầu tiên, bệnh nhân cần nghỉ ngơi hoàn toàn, không hoạt động ở vùng khớp bị tổn thương. Nếu có cảm giác khớp trở nên lỏng lẻo hay đau nhiều, nên sử dụng nẹp y tế để cố định vùng tổn thương của bệnh nhân.
  • Sử dụng đá lạnh chườm lên vùng chân bong gân. Bạn không nên dùng đá trực tiếp mà hãy bọc đá bằng một chiếc khăn mềm để tránh gây tổn thương cho da. Việc chườm lạnh cần được tiến hành càng sớm càng tốt để giảm đau, giảm sưng. Mỗi lần chườm lên kéo dài 10 phút và lặp lại sau 30 phút.
  • Nâng cao vùng chân bị bong gân để hạn chế việc sưng, phù nề. Tốt nhất bạn hãy sử dụng gối mềm để kê chân cao và ngồi yên một chỗ.

Những bước nói trên cần được thực hiện sớm. Sau đó, bệnh nhân cần được chuyển đến cơ sở y tế để xác định chính xác tình trạng bong gân nặng hay nhẹ. Trong trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi tại nhà là cơ thể sẽ dần hồi phục. Nếu bệnh nặng, đặc biệt bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao, vùng bong gân sưng và không giảm sau 2-3 ngày. Lúc này, các bạn hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả cao nhất.

sản phẩm Bình Đông Cốt Thống của Dược Bình Đông

Ngoài ra, để phòng các bệnh liên quan đến xương khớp, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Bình Đông Cốt Thống của Dược Bình Đông. Sản phẩm là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược quý hiếm từ thiên nhiên như Uy Linh Tiên, Tục Đoạn, Đỗ Trọng, Bình Đông Cốt Thống… mang đến khả năng bồi bổ gân xương, giúp các khớp xương hoạt động trơn tru, hiệu quả. 

Trên đây là một số thông tin có liên quan đến việc bị bong gân chân nên làm gì để bảo vệ xương khớp tốt nhất. Bởi đây là một trong những tổn thương phổ biến và tiềm ẩn những hậu quả đáng tiếc nếu không điều trị đúng cách. Thế nên, các bạn cần nắm rõ những thông tin về bong gân, chỉ nên sơ cứu tại nhà và thăm khám tại cơ sở y tế để đảm bảo hồi phục trong thời gian ngắn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *